Cây măng tây: Đặc điểm, tác dụng và cách chế biến
Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có công năng điều trị một số loại bệnh hữu hiệu mà cây măng tây nghiễm nhiên trở thành thực phẩm mang đến giá trị tích cực, ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn tại Việt Nam. Hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu các thông tin liên quan đến loài cây này ngay trong bài viết dưới đây, bạn nhé!
Đã Cập Nhật
Đặc điểm của cây măng tây
Cây măng tây có tên gọi khoa học là Asparagus Officinalis, là loài thực vật có xuất xứ từ các nước châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Đến năm 1960, loại cây này được du nhập vào nước ta và trồng phổ biến ở các vùng Đông Anh – Hà Nội, Kiên Giang – Hải Phòng và Đức Trọng – Lâm Đồng.
Cây măng tây thường sẽ có thân dày và xốp, màu nâu sáng. Thân cây có xu hướng mọc ngầm trong lòng đất mang theo rễ nên được gọi là thân rễ. Khi thân trên vươn lên sẽ hình thành lá hành kim. Hoa của măng tây rất nhỏ, có màu lục và mọc thành chùm. Và măng tây cũng có quả nữa đấy! Quả của loại cây này có hình cầu, dày và màu đỏ.
Loài cây này bao gồm 3 màu sắc chính:
- Măng tây tím (chứa nhiều chất anthocyanins và photochemical).
- Măng tây xanh (phát triển ở trạng thái bình ổn).
- Măng tây trắng (không hấp thụ đủ diệp lục).
Giá trị dinh dưỡng của cây măng tây
Cây măng tây rất dồi dào các vitamin, khoáng chất, chất xơ, đi kèm cả protein để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người. Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận rằng, trong mỗi 100 gam măng tây sống sẽ chứa tương đương hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:
- 20 calo.
- 93,22g nước.
- 2,2g chất đạm.
- 0,12g chất béo.
- 3,88g carbs.
- 2,1g chất xơ.
- 1,88g đường.
- 5,6 mg vitamin C.
- 24mg canxi.
- 2,14mg sắt.
- 14mg magie.
- 52mg phốt pho.
Chưa dừng lại ở đó, cây măng tây còn có sự góp mặt của: vitamin K, vitamin A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folic (B9), crom… .
Những hoạt chất tuyệt vời này mang đến hàng loạt những công năng vượt trội bổ trợ trong y học như:
- Hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi.
- Giảm các triệu chứng đau/ mệt mỏi khi đến thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Cải thiện và hỗ trợ tích cực cho sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ.
- Bổ trợ cho quá trình tiêu hóa.
- Duy trì sức khỏe tim mạch hiệu quả.
- Gia tăng sức khỏe cho hệ thần kinh cơ thể.
- Kiểm soát và hỗ trợ ngăn chặn bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ bảo vệ thị lực hữu hiệu.
- Ngăn ngừa ung thư.
- Điều trị bệnh hangovers,…
Cách bảo quản và chế biến với cây măng tây
Có 3 phương cách bảo quản măng tây thông dụng mà bạn nên “bỏ túi” để giúp giữ cho thực phẩm này luôn được thơm ngon nhé!
- Đông lạnh măng tây: Bạn nên chần cả cọng măng tây vào nước muối đun sôi khoảng từ 1 đến 2 phút. Sau đó, hãy cho măng tây vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi đông cứng rồi bỏ vào bao bì đóng gói lại và tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh nhiệt độ mát bình thường là hoàn thành.
- Măng tây muối: Chần măng tây vào nước sôi trong 60s rồi vớt ra ngâm trong nước đá khoảng 1-2 phút và để ráo. Sau đó trộn đều với ⅓ cốc muối Kosher (không dùng các loại muối khác). Sau đó, bạn hãy cho măng tây vào lọ thủy tinh đã khử trùng. Lưu ý rằng phải luôn để măng tây được ngậm muối trong quá trình bảo quản nhé!
- Khô măng tây: Sau khi chần măng tây hoàn tất, sấy măng thật khô trong lò vi sóng cho đến khi măng tây giòn rụm. Cần bảo quản thành phẩm trong lọ sạch dán kín băng keo ở nơi thoáng mát là bạn đã hoàn tất món khô măng tây rồi đấy!
Các món ăn được chế biến từ cây măng tây:
- Súp măng tây: Với sự hòa quyện tuyệt vời từ các nguyên liệu chính: măng tây, thịt gà, thịt cua, rau củ và nấm. Trong tiết trời se lạnh vào dịp cuối năm như hiện nay món súp măng tây với hương vị cuốn hút và vừa miệng chắc chắn sẽ ghi điểm tuyệt đối trong lòng người thưởng thức.
- Măng tây xào hải sản: Mùi vị của “đất liền” từ cây măng tây khi kết hợp cùng hương vị tươi sống của nguyên liệu hải sản: tôm, mực, sứa,… ắt hẳn sẽ tạo nên một tuyệt tác ẩm thực khiến bạn không thể quên được.
- Măng tây xào tỏi: Măng tây xào giòn vừa chín tới vẫn còn lưu giữ đầy đủ vị ngọt thanh tự nhiên khi “bắt tay” cùng hương vị nồng ấm của tỏi. Tuy đây chỉ là một món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại vô cùng “hao cơm” đấy nhé.
Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu cây măng tây có đặc điểm và tác dụng thế nào cũng như các món ngon gắn liền với thực phẩm này. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên của Cleanipedia sẽ hỗ trợ bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức cần thiết và bổ ích nhé!
>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia