Măng tây là gì? Cách sơ chế, cách ăn, bảo quản và giá măng tây

1. Nguồn gốc và đặc điểm của măng tây

Măng tây là gì?

Măng tây là loại cây thảo có thân mọc ngầm dưới đất, tên khoa học là Asparagus officinalis, có nguồn gốc từ Âu Châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay, măng tây được trồng nhiều nơi ở những khu vực quốc gia khác nhau và được sử dụng như một loại rau với hơn 300 loài khác nhau.

Thân rễ của cây măng tây dày, xốp, sở hữu nhiều bộ rễ dài với đường kính 5 – 6cm và có màu nâu sáng. Phần thân mọc đứng trong không khí với lá hình kim, thuộc lá thật tiêu giảm. Hoa nhỏ, hình chuông và dài khoảng 6mm, màu xanh lục, thường mọc thành nhóm (4 – 6 cái) ở nách lá. Quả dày, hình cầu có màu đỏ.

Măng tây là gì?

Các loại măng tây phổ biến

Tùy vào khu vực ở châu Âu, măng tây được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 5. Không những thế, người ta còn phân biệt măng tây theo 3 loại: măng tây trắng, măng tây tím và măng tây xanh.

Trong đó, măng tây trắng thường được trồng ở khu vực hạn chế ánh sáng mặt trời nên bị thiếu chất diệp lục và khó tạo ra được sắc tố xanh. Còn loại măng tây tím thường chứa nhiều chất phytochemical và anthocyanins nên mang lại màu sắc độc đáo cho rau này.

Các loại măng tây phổ biến

2. Có phải cây măng tây là cây liễu?

Chắc có lẽ sẽ có nhiều người rất thắc mắc liệu cây liễu dùng để cắm hoa, trang trí có phải chính là cây măng tây hay không vì giữa chúng có những đặc điểm vô cùng tương đồng với nhau. Vì thế, ngay bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé!

Khi gieo trồng măng tây từ hạt giống F1 và những hạt giống đời sau F2, F3, F4 và đến Fn thì sẽ xảy ra hiện tượng biến đổi làm cho lá của cây măng tây trở nên teo nhỏ, mỏng và mảnh khảnh nên mọi người thường gọi là cây liễu. Thời điểm này vẻ ngoài của cây măng tây rất đẹp, nhẹ nhàng và kiêu sa nên thường được mọi người mua về để cắm hoa trang trí cho ngôi nhà, văn phòng của mình.

Thông thường để tăng thêm vẻ đẹp cho cho bình hoa, người dùng thường cắm cây liễu cùng với một số cây khác như hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền vừa thơm vừa đẹp mắt khiến mọi người đều say mê. Ngoài ra, cây măng tây còn được mọi người gọi là cây dương liễu vào những thời gian gieo trồng mà lá măng tây đã nhỏ dần, xuất hiện hiện tượng hơi rủ nên rất giống với cây liễu.

Ngoài ra thì thời điểm này cây liễu hay còn gọi là cây măng tây đã bước vào giai đoạn dần thoái hóa nên không còn giữ được những búp măng tây căng mọng và múp nên rất ít được dùng để chế biến món ăn. Thường sẽ chỉ dùng để bó hoa hoặc làm cảnh để phù hợp với hình dáng bên ngoài vừa nhỏ xinh vừa độc đáo của nó.

Có phải cây măng tây là cây liễu?

3. Măng tây làm gì ngon?

Cách sơ chế măng tây

Khi chọn mua măng tây, bạn nên lựa chọn những cây còn xanh mướt, tươi ngon, phần thân đầy đặn và không bị phai màu. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thật kĩ phần gốc măng tây và tránh chọn những cây có dấu hiệu bị khô héo hay nhăn nheo.

Để sơ chế măng tây thì đầu tiên bạn cần rửa thật sạch măng với nước nhiều lần và dùng kéo cắt bỏ đi phần gốc già. Sau đó, dùng dao gọt bỏ đi khúc măng cứng dài khoảng 1 lóng tay tính từ gốc trở lên, còn phần đầu măng rất non và mềm nên sẽ giữ nguyên.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng phần gốc măng bị cắt bỏ để mang đi nấu nước uống, thêm vào 1 ít đường phèn và nấu thành nước mát giúp giải nhiệt cơ thể.

Cách sơ chế măng tây

Món ăn từ măng tây

Măng tây có thể được xem là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt nên thường được mọi người ưa chuộng dùng làm nguyên liệu trong các món ăn thơm ngon, hấp dẫn khác nhau.

Bạn có thể dùng măng tây để chế biến một số món xào, món súp hay món cháo siêu bổ dưỡng và đơn giản cho gia đình cùng thưởng thức như măng tây xào tôm và xào nấmsúp gà măng tâycháo cá hồi măng tây,…

Nếu có cơ hội bạn hãy thử trổ tài vào bếp nấu ngay các món ngon từ măng tây để thay đổi khẩu vị và chiêu đãi gia đình một bữa cơm thật ngon, đậm vị và đầm ấm nhé!

Giá trị dinh dưỡng của măng tây

4. Cách bảo quản măng tây

Cách 1. Bảo quản măng tây trong tủ lạnh

Đầu tiên, bạn cần chọn hũ thủy tinh có chiều cao tương đương với chiều dài măng tây để thuận tiện trong quá trình bảo quản. Sau đó sẽ thêm vào hũ 1 lượng nước vừa đủ ngập phần rễ măng và tránh đổ quá nhiều hay quá ít để giữa măng tây được tươi lâu.

Kế đó, cho măng tây vào hũ và tránh để phần ngọn măng tiếp xúc với nước vì sẽ làm đầu búp măng bị thối, rồi dùng dây buộc bó măng nhưng không quá chặt mà chỉ nên buộc lỏng để giữ cho nó ở tư thế thẳng đứng là đạt yêu cầu.

Tiếp theo, bạn sẽ dùng túi ni lông sạch trùm kín lên đầu ngọn măng và cả hũ để tránh bị mùi của các loại thực phẩm khác ảnh hưởng đến măng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Với cách bảo quản này sẽ giúp măng giữ được độ tươi tốt trong khoảng 1 tuần và bạn cũng nên thay nước cho nó từ 1 – 2 lần/ tuần để đảm bảo măng luôn tươi ngon.

Bảo quản măng tây trong tủ lạnh

Cách 2. Bảo quản măng tây với giấy báo

Bảo quản măng tây với giấy báo là cách được thực hiện khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được độ tươi ngon của măng. Măng tây khi mua về, bạn chỉ cần ngâm vào nước lạnh khoảng 5 phút và tránh để phần búp măng bị dính nước.

Kế đó sẽ lấy măng ra rồi dùng giấy báo sạch hoặc giấy chống ẩm quấn kín phần gốc măng rồi cho vào bao xốp và buộc kín lại. Sau đó sẽ cho bó măng vào tủ lạnh để bảo quản trong khoảng từ 3 – 4 ngày nhé!

Bảo quản măng tây với giấy báo

Cách 3. Bảo quản măng tây bằng cách đông lạnh

Trước khi thực hiện quá trình đông lạnh măng tây thì bạn sẽ dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần gốc rồi cắt măng thành từng khúc dài khoảng 2 – 3 lóng tay. Sau đó sẽ chần măng tây qua nước sôi trong khoảng 30 giây và không được để lâu hơn vì dễ làm măng bị chín.

Sau đó cho măng sau khi chần sơ qua nước sôi vào  nước đá lạnh khoảng 5 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Cuối cùng, bạn sẽ xếp măng ngay ngắn vào khay rồi dùng màng bọc thực phẩm phủ lên trên và cho vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 1 tiếng thì bạn lấy nắp đậy chặt khay nhằm bảo quản măng được lâu hơn.

Cách 3. Bảo quản măng tây bằng cách đông lạnh

5. Giá măng tây bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, măng tây được bán với khá nhiều giá khác nhau tùy thuộc vào từng loại măng tây và điểm bán nhưng giá sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều.

Thông thường, giá măng tây sẽ dao động từ khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg (cập nhật tháng 11/2021) và thường sẽ được bày bán tại các cửa hàng bán thực phẩm hay cửa hàng nông sản hoặc tại các siêu thị lớn.

Tác dụng phụ của măng tây

Nguồn: https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/16-tac-dung-tuyet-voi-cua-mang-tay-va-tac-dung-phu-co-the-ban-03818

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *